Band niềng răng là gì? Ai cần gắn khâu niềng răng?

17:12:10 08/05/2025
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác sĩ, Tiến sĩ
Đặng Vũ Hải
Xem hồ sơ bác sĩ

Bạn nghe bác sĩ nói "lần tới sẽ gắn band vào răng hàm", nhưng bạn chẳng hình dung được đó là gì? Có phải thêm một loại mắc cài nữa không? Có đau không? Mất bao lâu? Và nếu không gắn thì có sao không? Đây là những thắc mắc phổ biến, đặc biệt ở những người mới niềng hoặc đang chuẩn bị bước vào giai đoạn điều trị bằng dây cung và thun liên hàm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của band niềng răng, lý do vì sao bác sĩ chỉ định gắn, và những điều cần chuẩn bị để quá trình diễn ra suôn sẻ.

Band niềng răng là gì? Khác gì với mắc cài?

Band niềng răng (hay còn gọi là “khâu chỉnh nha”) là một vòng kim loại mỏng, thiết kế hình tròn hoặc hơi vuông ôm sát quanh chiếc răng. Band niềng răng thường được sử dụng ở răng hàm lớn (cụ thể là răng số 6 và số 7). Đây không phải là mắc cài, vì mắc cài chỉ gắn vào một mặt răng, còn band thì bao quanh cả thân răng giống như một chiếc nhẫn sắt mảnh.

band-nieng-rang-4
Band niềng răng thường được gắn vào răng cối lớn (răng hàm lớn)

Mục tiêu của band niềng răng là:

  • Làm điểm neo cố định cho toàn bộ hệ thống mắc cài nhằm hạn chế tình trạng rơi mắc cài.
  • Hỗ trợ truyền lực kéo răng và duy trì lực tác động của dây cung lên các răng khác nhằm giúp rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Hỗ trợ điều chỉnh lại khớp cắn, đặc biệt là ở răng số 6 và răng số 7.

Band thường được làm bằng hợp kim không gỉ, rất mỏng và có nhiều cỡ khác nhau để phù hợp từng răng của mỗi người.

Cấu trúc của band niềng răng

Một chiếc band niềng răng cơ bản sẽ gồm các bộ phận sau:

  • Móc: Bộ phận nằm ở mặt bên ngoài dùng để gắn các khí cụ như lò xo, dây thun... nhằm tạo lực kéo và điều chỉnh hướng di chuyển của răng.
  • Ống: Bộ phận nằm ở mặt ngoài dùng để luồn dây cung chính của toàn bộ hệ thống mắc cài.
  • Ống nhỏ: Bộ phận nằm ở mặt trong của band dùng để gắn các khí cụ bổ trợ như ốc, dây cung phụ...

band-nieng-rang-2.
Cấu tạo của band niềng răng

Các trường hợp cần gắn band trong niềng răng?

Không phải ca niềng răng nào cũng cần đặt band. Việc gắn band niềng răng (gắn khâu niềng răng) chỉ được chỉ định trong các trường hợp niềng răng phức tạp và cần có sự hỗ trợ của các khí cụ chỉnh nha bổ sung hoặc các trường hợp dễ bị bong mắc cài khỏi răng. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp niềng răng có kết hợp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như nong hàm, di xa toàn hàm, gắn cung lưỡi...
  • Trường hợp khớp cắn sâu hoặc thân răng quá ngắn không đủ thiết diện để gắn mắc cài.

Các trường hợp KHÔNG CẦN gắn band niềng răng bao gồm:

  • Trường hợp niềng răng đơn giản với các ca bệnh sai lệch nhẹ.
  • Thân răng lớn với kích thước răng chuẩn.
  • Các trường hợp niềng răng không cần sự hỗ trợ của khí cụ chỉnh nha bổ sung.

Quy trình gắn band niềng răng diễn ra như thế nào?

Quy trình gắn band niềng răng đầy đủ sẽ gồm những bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ chụp Xquang và khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó sẽ tiến hành điều trị các bệnh răng miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu...) trước khi bắt dầu quá trình niềng răng.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn để đảm bảo quá trình gắn band niềng răng diễn ra một cách sạch sẽ.
  • Bước 3: Bác sĩ đặt thun tách kẽ giữa cách răng để tạo khoảng trống thuận lợi cho việc gắn band. Thời gian đặt thun tách kẽ sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau đó bác sĩ sẽ lấy thun ra khi thấy khoảng trống vừa đủ. Lưu ý, bước này chỉ áp dụng cho những trường hợp mà khoảng cách giữa các răng hàm quá hẹp hoặc khít sát. Nếu khoảng cách giữa các răng của bạn đã đủ thì bác sĩ sẽ bỏ qua bước này.
  • Bước 4: Do band niềng răng có nhiều kích cỡ khác nhau nên bác sĩ sẽ thử band và chọn chiếc band vừa vặn nhất với kích cỡ răng của bạn. Band niềng răng có 2 loại: loại có mắc cài và loại không có mắc cài. Đối với loại không có mắc cài, bác sĩ sẽ gắn thêm mắc cài vào band.

band-nieng-rang-3
Band niềng răng có nhiều loại với kích cỡ và vai trò khác nhau

  • Bước 5: Sau khi đã chọn được band phù hợp, bác sĩ sẽ gắn lên vị trí răng đã lên kế hoạch trước đó. Vật liệu gắn band thường là xi măng chuyên dụng trong nha khoa (GIC) nhằm đảm bảo band gắn chặt với răng mà không làm tổn thương men răng.
  • Bước 6: Sau khi gắn band niềng răng, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ niềng răng trong khoang miệng và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng tại nhà.

Gắn band niềng răng có đau không?

Cảm giác đau khi gắn band niềng răng xuất phát từ giai đoạn đặt thun tách kẽ. Do mục đích của bước đặt thun tách kẽ là tách hai răng hàm sát nhau để tạo khoảng trống nên bạn sẽ cảm thấy đau và căng tức răng. Cảm giác này sẽ kết thúc sau khi răng đã đủ khoảng trống. Còn đối với trường hợp không cần đặt thun tách kẽ trước khi gắn band, quá trình gắn band sẽ nhẹ nhàng và ít đau hơn.

Để làm dịu cơn đau do việc gắn band niềng răng gây ra, bạn có thể thực hiện một số cách giảm đau tại nhà như sau:

  • Chườm đá lạnh lên vùng má bị đau trong khoảng từ 5 – 10 phút. Cứ 5 – 10 phút chườm rồi đến 5 – 10 phút nghỉ và lặp đi lặp lại quá trình này.
  • Súc miệng với nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và giảm viêm sưng.

Đặt band niềng răng trong bao lâu?

Band niềng răng sẽ đi theo bạn xuyên suốt toàn bộ quá trình chỉnh nha, từ thời điểm gắn mắc cài cho đến thời điểm tháo niềng. Lý do là vì đây là bộ phận đóng vai trò làm điểm neo tựa và kiểm soát lực kéo răng. Nói cách khác, chúng chi phối hoạt động của toàn bộ hệ thống niềng răng trong khoang miệng.

Sau khi đặt band niềng răng cần lưu ý điều gì?

Để tránh các vấn đề răng miệng phát sinh cũng như đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất, bạn cần chú ý chăm sóc band niềng răng.

Giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ

Band nằm ở vị trí răng hàm sâu bên trong nên chúng rất dễ bị giắt thức ăn, đặc biệt là các loại band niềng răng có gắn mắc cài hoặc móc để nối khí cụ. Do đó, ngoài việc chải răng, hãy sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kỹ khu vực xung quanh band.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Trong thời gian đầu đeo band, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm và dễ nhai để tránh tác động vào vị trí đặt band và hạn chế đau đớn.

Sử dụng thêm sáp nha khoa

Trong trường hợp móc của band niềng răng cọ xát vào má gây khó chịu, bạn nên bôi sáp nha khoa để bảo vệ niêm mạc má khỏi bị tổn thương đồng thời giảm bớt cảm giác cộm trong khoang miệng.

Tại sao nên gắn band tại phòng khám uy tín?

Kỹ thuật gắn khâu niềng răng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và trình độ chuyên môn cao từ bác sĩ. Do đó, việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp giảm tình trạng viêm nướu xung quanh band cũng như hạn chế nguy cơ bung khí cụ trong quá trình niềng răng.

Tại Nha khoa Sing, quy trình gắn band niềng răng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm, có hỗ trợ từ máy lấy dấu răng kỹ thuật số Scan Itero 5D và máy chụp CT Conebeam 3D xác định khớp cắn chính xác. Bác sĩ trưởng chuyên môn là Tiến sĩ Đặng Vũ Hải – nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 7, hiện trực tiếp đào tạo đội ngũ Sing về các kỹ thuật niềng chuyên sâu, trong đó có đặt band.

Để biết tình trạng răng của bản thân có cần đặt band niềng răng hay không, bạn hãy đặt lịch với Nha khoa Sing để được bác sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể nhé!

 

ĐẶT LỊCH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NIỀNG RĂNG SỚM NHẤT!

Bạn đọc quan tâm

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Sing được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Đặt lịch hẹn

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha Khoa Sing sẽ liên hệ đến Quý Khách trong vòng 3 phút
(Tổng đài hỗ trợ làm việc từ 8h-22h mỗi ngày trừ Lễ, Tết)

Họ tên là bắt buộc!

Số điện thoại là bắt buộc!

không đúng định dạng!

Ghi chú (nếu có ) là bắt buộc!

Gọi ngay

Đặt lịch

Chat ngay

Chi nhánh

Đặt lịch hẹn

Thông báo