Trám răng là gì? Tất tần tật về trám răng
Trám răng là một giải pháp phổ biến giúp khắc phục các vấn đề về răng miệng, từ sâu răng, nứt vỡ đến cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, sự đa dạng về vật liệu trám và quy trình thực hiện cho từng loại răng khiến không ít người cảm thấy bối rối. Làm thế nào để chọn đúng loại trám phù hợp? Quy trình trám răng khác nhau ở điểm nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nha khoa Sing giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn để bảo vệ nụ cười của mình.
Trám răng là gì?
Trám răng (hay còn gọi là hàn răng ) là phương pháp dùng để điều trị sâu răng, sứt mẻ răng hoặc mất mảnh răng. Các bác sĩ sẽ bổ sung phần mô răng bị thiếu bằng các vật liệu nhân tạo nhằm giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng. Đồng thời bảo vệ tủy răng khỏi vi khuẩn xâm nhập.
Hiện nay, có hai phương pháp trám răng được các nha khoa sử dụng nhiều nhất. Đó là phương pháp trám răng thẩm mỹ và phương pháp trám răng thông thường.
Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?
Trám răng và hàn răng là hai thuật ngữ chỉ cùng một phương pháp điều trị nha khoa. Hai khái niệm này giống nhau từ bản chất, kỹ thuật thực hiện đến vật liệu sử dụng. Do đó, bạn có thể sử dụng cả hai cụm từ này khi tìm hiểu cũng như thực hiện dịch vụ tại các cơ sở nha khoa.
Trám răng thẩm mỹ khác gì so với trám răng thông thường?
Trám răng thẩm mỹ và trám răng thông thường đều là những phương pháp phục hồi răng bị sâu hoặc hư hỏng. 2 phương pháp này có sự khác biệt chủ yếu về mục đích sử dụng, vật liệu và tính thẩm mỹ.
Trám răng thẩm mỹ | Trám răng thông thường | |
Mục đích và chỉ định | Cải thiện vẻ ngoài của răng, giúp răng trông tự nhiên và hài hòa với toàn bộ khuôn miệng. Thường được áp dụng cho các răng cửa, răng nanh hoặc những khu vực dễ nhìn thấy khi cười nói. | Phục hồi chức năng của răng. Giúp ngừng quá trình sâu răng. Giảm đau nhức, và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. |
Vật liệu sử dụng | Thường sử dụng các vật liệu như composite (nhựa trám màu răng) hoặc sứ. Vì chúng tái tạo màu sắc và độ trong suốt giống như răng thật. Composite có thể dễ dàng chế tác để phù hợp với màu sắc của răng thật | Vật liệu thường được sử dụng là amalgam (hợp kim bạc) hoặc composite. Tuy nhiên, amalgam có màu sắc không tự nhiên, dễ nhận thấy khi nói chuyện hay cười. Do đó, ít được sử dụng cho các răng cửa. |
Chất lượng và độ bền | Composite không bền bỉ bằng amalgam. Đặc biệt là với các răng hàm chịu lực nhai lớn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, trám răng composite đã cải thiện đáng kể độ bền. | Amalgam rất bền và chịu lực tốt. Tuy nhiên, nó hược điểm về mặt thẩm mỹ. |
Chi phí | Do sử dụng vật liệu cao cấp và cần yêu cầu kỹ thuật cao, trám răng thẩm mỹ thường có chi phí cao hơn so với trám răng thông thường. | Chi phí thấp hơn vì vật liệu sử dụng đơn giản và quy trình thực hiện nhanh chóng. |
Những trường hợp cần trám răng
Có 4 trường hợp cần trám răng/ hàn răng, cụ thể:
Trám răng sâu:
Đây là trường hợp trám răng phổ biến nhất. Trám răng giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và bảo vệ phần mô răng còn lại. Từ đó phòng ngừa nguy cơ bị viêm tủy dẫn đến đau nhức dữ dội.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết về hàn răng sâu
Trám răng mẻ:
Trám răng mẻ được sử dụng với những răng bị nứt, vỡ, mẻ nhẹ do tai nạn, va đập hoặc ăn đồ ăn cứng. Trám răng sẽ giúp phục hồi hình dáng răng, bảo vệ phần mô còn lại khỏi bị nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng răng tiếp tục bị tổn thương.
Trám răng thưa:
Răng thưa có thể gây mất thẩm mỹ và dễ bị mắc thức ăn. Do đó trám răng là một giải pháp hiệu quả để lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Đồng thời, trám răng giúp cải thiện vẻ ngoài và chức năng ăn nhai.
Trám răng thay thế:
Đây là phương pháp thay thế một miếng trám cũ đã bị hư hỏng hoặc không còn hiệu quả. Bác sĩ sẽ loại bỏ miếng trám cũ và làm sạch bề mặt răng. Sau đó áp dụng vật liệu trám mới vào vị trí cần phục hồi.
Dù là trường hợp nào, vật liệu trám răng là yếu tố quan trọng quyết định độ thành công của những ca trám răng. Tùy vào nhu cầu và tình trạng của khách hàng mà bác sĩ chỉnh nha sẽ tư vấn vật liệu trám răng khác nhau.
Các vật liệu trám răng nha sĩ hay dùng:
Composite
- Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao: Composite là vật liệu trám bằng nhựa, có màu sắc và độ trong suốt gần với răng thật nhất. Vật liệu này giúp tạo ra thành quả sau khi trám tự nhiên và khó phát hiện nhất.
- Dễ dàng chế tác: Composite được các bác sĩ đầu ngành đánh giá là vật liệu dễ dàng chế tác và làm bề mặt răng sau khi trám mịn màng nhất.
- Ít mài mòn: Composite có đặc điểm là không gây tổn thương các mô răng khỏe mạnh xung quanh. Giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Nhược điểm:
- Độ bền kém hơn so với amalgam: Composite không phù hợp để trám các răng hàm có chức năng nhai mạnh.
- Dễ bị ố màu theo thời gian: Nếu tiếp xúc với thực phẩm và thức uống có màu (như cà phê, trà) trong thời gian dài thì phần răng bị trám sẽ bị đổi màu so với thời điểm ban đầu.
- Ứng dụng: Trám răng bằng vật liệu composite thường dùng cho các vị trí răng cần tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, composite còn được dùng để trám cho các trường hợp răng bị nứt, mẻ hoặc hư tổn nhẹ.
Amalgam (Vật liệu trám răng bằng hợp kim bạc)
- Ưu điểm:
- Độ bền cao: Amalgam là vật liệu rất bền và có khả năng chịu lực tốt trong nhiều năm. Vì vậy mà thường xuyên được sử dụng cho các vị trí răng chịu lực nhai lớn.
- Giá thành hợp lý: Do Amalgam là vật liệu cơ bản và phổ biến trong ngành dịch vụ trám răng nên có giá thành thấp hơn so với nhiều vật liệu khác.
- Dễ dàng sử dụng: Amalgam không yêu cầu thao tác phức tạp từ bác sĩ. Khi dùng vật liệu này, quy trình trám răng diễn ra rất nhanh chóng.
- Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ kém: Màu sắc bạc của amalgam khác biệt rõ rệt so với màu răng thật nên không sử dụng cho răng cửa và răng nanh.
- Amalgam chứa thủy ngân: Mặc dù hàm lượng thủy ngân trong vật liệu này ở mức cho phép nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi nó có thể gây dị ứng cho người sử dụng.
- Ứng dụng: Trám răng bằng Amalgam hay được dùng cho các vị trí răng ít lộ ra khi cười, thường là các răng hàm.
Sứ (Porcelain)
- Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ rất cao: Sứ có màu sắc và độ trong suốt giống như răng thật, mang lại kết quả rất tự nhiên và hài hòa.
- Độ bền cao: Các vật liệu sứ hiện đại ngày nay có khả năng chịu mài mòn tốt. Đồng thời, vật liệu sứ không bị ố màu khi tiếp xúc với thực phẩm như trà và cà phê.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao: Xét về mặt bằng chung, vật liệu sứ thường có giá cao hơn so với các vật liệu khác.
- Dễ gãy khi chịu lực mạnh: Vật liệu bằng sứ khi chịu tác động lực mạnh hoặc lực không đồng đều sẽ dễ bị gãy, mẻ.
- Ứng dụng: Trám răng bằng vật liệu sứ được sử dụng nhiều nhất cho răng cửa vì đây là vị trí cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
GIC (Glass Ionomer Cement - Xi măng ionomer thủy tinh)
- Ưu điểm:
- Có khả năng giải phóng fluoride: Nhờ khả năng này, GIC giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng một cách tối đa. (Theo nghiên cứu của GS.TS. Ngô Chí Hiền)
- Nhược điểm:
- Độ bền thấp hơn composite và amalgam: GIC là vật liệu có độ bền không cao và dễ bị mài mòn khi có sự tác động mạnh.
- Ứng dụng: Các nha sĩ thường trám răng bằng GIC trong trường hợp phòng ngừa sâu răng hoặc sâu răng rất nhẹ.
Compomer (Vật liệu trám kết hợp giữa composite và GIC)
Compomer là vật liệu trám kết hợp giữa composite và GIC.
- Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ khá tốt: Compomer có khả năng hòa trộn tốt với màu sắc tự nhiên của răng. Do đó kết quả trám răng rất đẹp và trông như răng thật.
- Phát ra fluoride: Giống GIC, compomer cũng giải phóng fluoride, giúp bảo vệ răng khỏi sự phát triển của sâu răng.
- Nhược điểm:
- Độ bền hạn chế: Các chuyên gia không đánh giá cao vật liệu này vì độ bền của nó không cao, dễ bị hư hỏng khi có lực nhai mạnh.
- Ứng dụng: Thường được sử dụng cho các răng cửa hoặc trong các tình huống ít phải chịu lực nhai mạnh.
Trám răng có cần lấy tủy không ?
Trám răng không nhất thiết phải lấy tủy răng. Tuy nhiên, nếu tổn thương răng quá nghiêm trọng và đã ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ cần phải tiến hành điều trị tủy (hay còn gọi là nội nha) trước khi thực hiện trám răng.
Tham khảo thêm bài viết: Trám răng thưa bao nhiêu tiền? Địa chỉ trám răng cửa uy tín
Trám răng có đau không ?
Trong trường hợp sâu răng nhẹ, trám răng sẽ không gây đau do bác sĩ chỉ cần loại bỏ phần sâu và trám lại. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã lan vào gần tủy, bạn có thể cần điều trị tủy trước khi trám. Quá trình này có thể gây đau nhẹ. Sau khi trám, bạn sẽ cảm thấy ê buốt trong vài ngày, nhưng cảm giác này thường giảm dần.
Dịch vụ hàn răng ở đâu uy tín?
Hàn răng là dịch vụ phổ biến và bạn có thể tìm được phòng nha khoa cung cấp dịch vụ này ở bất kỳ đâu. Khi chọn dịch vụ hàn răng uy tín, bạn cần chú ý các tiêu chí sau:
- Chuyên môn bác sĩ: Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và dày dặn kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất: Phòng khám trang bị thiết bị hiện đại, sạch sẽ và an toàn.
- Vật liệu trám chất lượng: Sử dụng các vật liệu an toàn và thẩm mỹ cao.
- Phản hồi từ khách hàng: Đọc đánh giá, tham khảo ý kiến từ người đã trải nghiệm dịch vụ.
- Quy trình minh bạch: Quy trình điều trị rõ ràng và tư vấn đầy đủ.
- Chi phí hợp lý: Giá cả rõ ràng, không có chi phí ẩn.
- Bảo hành và chăm sóc sau điều trị: Có chế độ bảo hành và hướng dẫn chăm sóc sau trám.
Với dịch vụ trám răng, Nha khoa Sing cung cấp dịch vụ hàn răng cho mọi lứa tuổi, với đa dạng vật liệu trám răng để phục vụ nhu cầu khác nhau của khách hàng. Nha khoa Sing là chuỗi phòng khám nha khoa lớn nhất miền Bắc. Chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm cùng sự dẫn dắt của Tiến sĩ Đặng Vũ Hải - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 7. Sử dụng công nghệ trám răng tiên tiến nhất, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ có một trải nghiệm trám răng và điều trị tủy êm dịu, giá cả hợp lý.
Chi phí trám răng :
Chi phí trám răng (hàn răng) dao động phụ thuộc vào các yếu tố: vật liệu trám răng, tình trạng răng cần trám, địa chỉ trám răng và tay nghề nha sĩ.
Trám răng thưa bao nhiêu tiền?
Trám răng thưa không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà còn giúp hạn chế các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tại Nha khoa Sing, chi phí trám răng thưa dao động từ 200.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ/răng, tùy thuộc vào vật liệu trám và tình trạng răng cụ thể của từng khách hàng.
Trám răng cửa bị mẻ giá bao nhiêu?
Chi phí trám răng cửa bị mẻ hiện nay thường dao động từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ/răng. Nếu sử dụng vật liệu cao cấp, chi phí có thể lên tới 3.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ.
Chi phí trám răng cửa bị mẻ có thể sẽ cao hơn do đây là răng nằm ở vị trí dễ nhìn thấy, khách hàng có thể sẽ có yêu cầu trám răng thẩm mỹ. Như đã nói ở đầu bài viết, trám răng thẩm mỹ sẽ đắt hơn so với trám răng thông thường do yêu cầu về vật liệu trám.
Trám răng sâu bao nhiêu tiền?
Chi phí hàn răng sâu khoảng 100.000 - 500.000 VND/ răng với vật liệu amalgam; 500.000 - 2.000.000 VND/răng với vật liệu Composite; 1.500.000 - 4.000.000 VND/ răng với vật liệu sứ. Trong trường hợp răng bị hư hại nặng, giá hàn răng có thể tính thêm chi phí điều trị tủy bởi vì nếu sâu răng đã lan đến tủy, bạn sẽ cần phải điều trị tủy trước khi trám. Chi phí điều trị tủy dao động từ 600.000 - 2.500.000 VND.
Bạn có thể tham khảo bảng chi phí chi tiết dịch vụ trám răng và điều trị lấy tủy của Nha khoa Sing tại đây:
Quy trình trám răng:
Có 2 kiểu quy trình trám răng: trám răng thông thường đối với trường hợp nhẹ và trám răng lấy tủy đối với trường hợp nặng.
Quy trình trám răng thông thường:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
- Bác sĩ sẽ sử dụng phim X-quang để xác định mức độ sâu và tình trạng của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về loại vật liệu trám phù hợp (Composite, GIC, hoặc sứ).
Bước 2: Vệ sinh răng
- Răng miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng nước súc miệng và sát trùng vùng cần trám để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Bước 3: Gây tê
- Nha sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí cần trám để giảm đau cho bệnh nhân trong suốt quá trình.
Bước 4: Tạo hình khoang trám
- Nếu răng bị sâu, bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị hư hại bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, tạo hình khoang trám phù hợp với loại vật liệu sẽ sử dụng.
Bước 5: Tiến hành trám
- Vật liệu trám sẽ được đưa vào khoang đã chuẩn bị. Vật liệu thường ở dạng lỏng và sẽ đông cứng lại khi được chiếu đèn laser trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp.
Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện
- Sau khi vật liệu đã đông cứng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại bề mặt chỗ trám, loại bỏ phần dư thừa và làm nhẵn bóng bề mặt để không gây khó chịu cho bệnh nhân.
Thời gian thực hiện
Quy trình trám răng thường mất từ 20 đến 30 phút, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng răng và loại vật liệu được sử dụng.
Quy trình trám răng lấy tủy
Quy trình trám răng lấy tủy
Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang
- Bác sĩ sẽ xác định mức độ viêm tủy, tình trạng của mô răng và các vấn đề liên quan khác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng tình trạng.
Bước 2: Gây tê
- Thông thường, nếu răng đã chết tủy thì bạn sẽ không còn cảm giác đau khi điều trị lấy tủy. Ngoài trường hợp đó ra, bác sĩ vẫn tiến hành gây tê cục bộ để giúp giảm đau trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Điều trị lấy tủy
- Sau khi đặt đế cao su để cách ly răng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mở buồng tủy và tiếp cận các ống tủy. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy răng bị viêm hoặc hoại tử. Tiếp đó, các ống tủy được làm sạch kỹ lưỡng bằng dung dịch sát khuẩn và được tạo hình trước khi bước vào giai đoạn trám bít. Cuối cùng, bác sĩ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít và niêm phong ống tủy nhằm ngăn chặn tình trạng tái nhiễm khuẩn.
Bước 6: Khôi phục thân răng
- Sau khi đã trám bít ống tủy, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu hàn mới để khôi phục phần thân răng. Tùy vào kế hoạch phục hình răng, bác sĩ sẽ tiến hành gia cố và tăng cường độ bền cho lớp trám răng mới. Trong một vài trường hợp, một mão răng có thể được đặt lên trên để tránh tình trạng nứt vỡ và bảo vệ chức năng ăn nhai.
Thời gian thực hiện:
Quy trình trám răng lấy tủy thường mất khoảng từ 1 đến 2 giờ, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng trường hợp và tình trạng của răng.
Lưu ý sau khi trám răng
- Kiêng ăn uống: Tránh ăn trong 2 giờ đầu để miếng trám khô cứng hoàn toàn. Đồng thời chọn thực phẩm mềm, nên ăn súp, cháo; tránh thức ăn cứng và dai.
- Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluoride để chải răng nhẹ nhàng. Ngoài ra cần súc miệng bằng nước muối để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Theo dõi tình trạng răng: Liên hệ với bác sĩ nếu thấy đau nhức hoặc miếng trám bị cộm.
- Tái khám: Để kiểm tra tình trạng miếng trám và sức khỏe răng miệng tổng thể.
Câu Hỏi Thường Gặp Về Dịch Vụ Hàn Trám Răng
Mới trám răng có được đánh răng không?
Răng thưa nên trám hay bọc sứ?
Hàn răng xong có bị sâu lại không?
Răng sâu vào tủy có hàn được không?
Bầu trám răng được không?
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có trám được không?
Trám răng xong bị ê buốt phải làm sao?
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Sing được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Đặt lịch hẹn
Nha Khoa Sing sẽ liên hệ đến Quý Khách trong vòng 3 phút
(Tổng đài hỗ trợ làm việc từ 8h-22h mỗi ngày trừ Lễ, Tết)